Ép cọc xây dựng và những điều cần biết

logo

Địa Chỉ: Thành phố Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh

Ép cọc xây dựng và những điều cần biết
22/08/2024 08:28 AM 28 Lượt xem

    1. Các phương pháp ép cọc bê tông phổ biến hiện nay

    Có 3 phương pháp ép cọc bê tông chính sau:

    + Ép neo: Áp dụng cho các công trình vừa và nhỏ và những công trình có mặt bằng thi công chật hẹp vẫn có thể làm được.

    + Ép tải : Dành cho các công trình vừa và lớn hoặc mặt bằng thi công rộng rãi

    + Ép cọc bằng máy ép robot: Chủ yếu áp dụng cho loại công trình lớn, có mặt bằng thi công rộng.

    2. Các loại cọc bê tông được sử dụng phố biến trong thi công ép cọc xây nhà dân, nhà phố.

    Đối với các công trình xây dựng dân dụng thường sử dụng cọc bê tông cốt thép vuông.

    - Cọc bê tông 200x200

    - Cọc bê tông 250x250

    - Cọc bê tông 300x300

    Với Ưu Điểm:

    - Dễ dàng sản xuất

    - Giá thành cực rẻ

    - Đa dạng về chủng loại và kích thước

    - Vận chuyển thi công dễ dàng.

    3. Các Phương Án Thi Công ép Cọc Xây Nhà

    Phương án 1

    Nội dung: Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc, sau đó mang máy móc, thiết bị ép đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu cần thiết. Ưu điểm

    – Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc

    – Không phải ép âm

    Nhược điểm

    – Ở Những nơi có mực nước ngầm cao, việc đào hố móng trước rồi mới thi công ép cọc khó thực hiện được

    – Khi thi công ép cọc mà gặp trời mưa thì nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng

    – Việc di chuyển máy móc, thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn

    – Với mặt bằng thi công chật hẹp, xung quanh đang tồn tại những công trình thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn, đôi khi không thực hiện được và bảng giá ép cọc bê tông chi phí cao.

    Phương án 2

    Nội dung: Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu. Như vậy, để đạt được cao trình đỉnh cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong ta sẽ tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng đài cọc

    Ưu điểm:

    – Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển cọc có nhiều thuận lợi kể cả khi gặp trời mưa

    – Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm

    – Tốc độ thi công nhanh

    Nhược điểm:

    – Phải thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm

    – Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, thời gian thi công lâu vì rất khó thi công cơ giới hóa

    Kết luận Căn cứ vào ưu nhược điểm của 2 phương án trên, căn cứ vào mặt bằng công trình, phương án đào đất hố móng, ta sẽ chọn ra phương án thi công ép cọc. Tuy nhiên, phương án 2, kết hợp đào hố móng dạng ao sẽ kết hợp được nhiều ưu điểm để tiến thành thi công có hiệu quả.

    4. Ưu Điểm Của Phương Pháp Thi Công Ép Cọc xây Nhà

    - Không gây tiếng ồn, không làm chấn động đến những công trình khác.

    - Dễ dàng kiểm tra chất lượng theo từng đoạn cọc được ép dưới lực ép, đồng thời xác định được sức chịu tải của cọc.

    - Thi công nhanh chóng và giá thành không cao.

    - Đảm bảo chất lượng nền móng cho công trình.

    Zalo
    Hotline